“Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện”.
Chủ nhật - 22/10/2023 19:50
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Làm mẹ rồi tình cảm lại nhiều hơn
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của công tác khác. Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ nhỏ, đang còn yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội, ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc,với điều khiển, giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.
Để giáo dục trẻ được tốt, đòi hỏi mỗi chúng ta phải chú ý tới việc hình thành mọi mặt ở trẻ về đức, trí, thể, mĩ, lao động, tình cảm xã hội. Giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ khi tới trường mầm non trong đó các hoạt động phát triển nhận thức là một trong những hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non.Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới trẻ em, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Làm mẹ rồi tình cảm lại nhiều hơn
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của công tác khác. Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ nhỏ, đang còn yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội, ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc,với điều khiển, giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.